Các khách sạn tại đất nước chịu ảnh hưởng đầu tiên của Đại dịch Coronavirus đang bắt đầu trở lại từ từ với nhịp hoạt động thường nhật, với những bước đi rất chậm nhưng rất cẩn thận.
Alan He, General Manager của khách sạn Wyndham Kinh Châu, Trung Quốc, so sánh khách sạn của mình như một “pháo đài” trải qua sự bao vây của đại dịch hiện tại. Chỉ cách tâm địch lớn nhất cả nước là Wuhan (Vũ Hán) 2h đồng hồ, khách sạn cao cấp 5 sao duy nhất của thành phố nhỏ này đã phải đóng cửa cùng với gần như toàn bộ đất nước vào tháng 1. Đến tháng 4 năm nay, khách sạn này mới bắt đầu mở cửa trở lại.
Khách sạn Wyndham Kinh Châu, Trung Quốc.
Tình hình các khách sạn Trung Quốc trong và sau đại dịch.
“Trong đại chiến với con virus này”, ông nói, đối với ông “khách sạn này giống như một pháo đài vậy.” Trong thời gian cách ly, ông cùng với 40/215 nhân viên của mình ở lại, tiến hành sửa chữa, tu bổ, và tiến hành “ôn tập” để chờ đến ngày khách sạn được mở cửa.
“Đây là một thảm họa”, ông chia sẻ. Tuy nhiên, sau 11 tuần liền cách ly toàn diện, từ ngày 10 tháng 4 thì các du khách đã bắt đầu trở lại. “Lịch đặt phòng vào tháng 5 cũng đã bắt đầu được lấp đầy dần. Mọi thứ đang dần trở lại như bình thường.”
Vài tháng trước, không ai nghĩ rằng Trung Quốc sẽ trở lại, trong khi đó, hầu hết phần còn lại của thế giới vẫn đang phải chống chọi với đại dịch.
“Chúng tôi nghĩ rằng ngành du lịch trong nước sẽ là đầu tầu chính dẫn dắt kinh tế trong ngắn hạn”, ông He chia sẻ quan điểm chung của ông cũng như các đồng nghiệp quản trị khách sạn của mình tại Trung Quốc. Các báo cáo gần đây cho thấy Du lịch trong nước sẽ “thống trị” trong thời gian tới, và phải rất lâu sau đó, khi mà các nước khác mở cửa lại, thì các luồng du khách khác như du khách nước ngoài, các cuộc họp, các hội thảo, các triển lãm, hội nghị,… mới bắt đầu quay trở lại.
Khách sạn Wyndham Kinh Châu, Trung Quốc.
Báo cáo của STR cho thấy các khách sạn tại Trung Quốc chứng kiến việc công suất phòng giảm 90% trong những tháng đầu năm, sau khi chính phủ nước này ban bố các chính sách và lệnh cấm cũng như thắt chặt giao thông và lữ hành, nhằm kiểm soát sự lây lan của đại dịch. Không phải tất cả các khu vực đều bị ảnh hưởng nhưng theo báo cáo cho thấy vào cuối tháng 3, công suất phòng (occupancy rate) đã trở lại mức 30%. Trong báo cáo của STR cũng cho thấy sự phục hồi chủ yếu nằm ở các du khách đi du lịch cuối tuần, và tầng lớp trung lưu, theo Christine Liu, quản lý cấp khu vực Bắc Á của STR.
Những ý tưởng sáng tạo của các khách sạn Trung Quốc mùa covid.
Tập đoàn IHG (với các thương hiệu như InterContinental, Holiday Inn), đóng cửa gần 180 khách sạn trong Trung Quốc, nhưng vào thời điểm cuối tháng 3 thì 2/3 số này đã mở cửa trở lại. Tập đoàn Marriott International cũng cho biết họ đã đóng cửa 90 khách sạn của mình tại Trung Quốc, nhưng chỉ 1 tháng sau thì họ cũng đã mở cửa lại 2/3 số này. Việc kinh doanh đang dần được hồi phục, nhận định của Phát ngôn viên Marriott Trung Quốc, khi công suất tăng lên 25% vào giữa tháng 4 vừa qua.
Các thương hiệu khách sạn sang trọng, vốn bị phụ thuộc khá nhiều vào các luồng khách Quốc tế, đang phải chống chọi lại với đại dịch theo nhiều cách khác nhau.
“Chúng tôi đang phát triển doanh thu dựa vào mảng F&B”, Stefan Leser, CEO của tập đoàn Langnam Hospitality Hotels International tại Hồng Kông cho biết, “Nhu cầu đi ăn ngoài của mọi người đang tăng lên rất nhanh.”
Khách sạn The Langnam, Hồng Kông.
Mạng xã hội cũng là một công cụ không thể thiếu đối với các khách sạn, trong nỗ lực phủ sóng hay lant ỏa thương hiệu, đồng thời giữ tương tác với các đối tượng khách hàng tương lai.
“Live stream đang trở thành một xu hướng tiếp thị mới với các thương hiệu tại Trung Quốc”. Bà Karena Liu, quản lý cấp cao, truyền thông doanh nghiệp, tập đoàn IHG Trung Quốc. Các khách sạn đang đưa các chương trình âm nhạc, các talkshow của các Bếp trưởng danh tiếng, các cuộc họp, và thậm chí livestream cả những đám cưới. Bên cạnh việc giữ tương tác, thì bản thân livestream đang là một phương thức truyền tải nội dung được ưa chuộng bởi các công dân đang cách ly.
Marriott cũng đã tham gia vào “mảnh đất” livestream này với chương trình livestream của bếp trưởng ẩm thực Trung Hoa của họ, ông Leo Cao, với việc ông trình bày cách nấu các món ăn tiêu chuẩn 5 sao, tại nhà. Chương trình của ông được đón xem bởi 175,000 người cùng một lúc. W Hotels thì tham gia bằng cách livestream những bữa tiệc của mình, cùng với dàn DJ xinh đẹp của họ.
IHG cũng đưa lên các video về đầu bếp của họ dạy các lớp nấu ăn, các nhân viên pha chế làm các món cocktails cũng như các huấn luyện viên gym khách sạn đưa ra những chỉ dẫn luyện tập tại nhà. Một video bởi Đầu bếp nổi tiếng cũng như đại sứ thương hiệu Shuwei Lin đạt được 500,000 lượt “likes” trên mạng xã hội Tik Tok, một mạng xã hội đang lên tại Trung Quốc.
Sự sạch sẽ và vệ sinh dịch tễ là những yếu tố được các khách sạn ưu tiên số một.
Tại các khách sạn, việc “show” ra các phương án vệ sinh được coi như một phương thức marketing, khi mà trong tâm trí các du khách vệ sinh cũng là yếu tố họ ưu tiên hàng đầu.
“Nước rửa tay cũng như các công cụ vệ sinh phòng chống dịch tại các nơi công cộng trở thành một quy chuẩn không thể thiếu”, phát biểu của ông Holger Jakobs, Phó chủ tịch, Chuyên trách mảng Sales và Marketing, khách sạn Wharf Hotels Hồng Kông.
Wyndham đăng lịch vệ sinh thường ngày của mình lên weibo (một mạng xã hội tương tự như twitter). “Các du khách muốn một cảm giác an toàn”, ông He nói, “chúng tôi chia sẻ lên mạng xã hội những bức ảnh và videos. Đó là một phần quan trọng trong việc xây dựng sự tin tưởng ở phía khách hàng”.
Rất nhiều khách sạn đã phải xây dựng lại toàn bộ quy trình vệ sinh của mình. “Sự an toàn về mặt vệ sinh của du khách vẫn luôn là một trong những vấn đề trọng yếu của chúng tôi, đại dịch này chỉ làm chúng nổi lên và được quan tâm nhiều hơn thôi”, ông Jakobs cho biết.
Để đảm bảo “giãn cách xã hội”, các khách sạn tại Trung Quốc đang bàn về việc loại bỏ tạm thời việc bufffet sáng, thay vào đó là những món ăn và bữa ăn được mang đến tân phòng của khách vào sáng sớm. Khẩu trang cũng như nước rửa tay cũng được cung cấp tại phòng riêng của khách.
Bài viết có tham khảo HotelsMag.com, bài viết có thể mang ý kiến chủ quan của người viết, bài viết mang tính lược dịch.